I, Giới thiệu đơn vị vay vốn
1, Tên tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp: ...........................
2, Đại diện doanh nghiệp: ........................ Chức vụ: ..........................
3, Trụ sở: ..............................................
4, Điện thoại: ..................................
5, Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đ
6, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ............................
+Mã số thuế: ..............................
+ Tài khoản: ....................................
+ Tại:.................................................................
7, Ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): sản xuất vật liệu xây dựng gạch không nung , bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng...
II, Giới thiệu Dự án:
1- Mục đích kinh doanh:
Đầu tư mới hoàn toàn dây truyền sản xuất gạch không nung chất lượng cao tên máy: .....
2 - Địa điểm sản xuất kinh doanh : .............................................
3- Đơn vị tham gia dự án:
Công ty Công ty ......................... trực tiếp sản xuất và tổ chức tiêu thụ.
4- Căn cứ khoa học thực hiện dự án:
Theo các văn bản pháp quy của nhà nước thì gạch không nung được phân chia thành các nhóm sản phẩm chủ đạo như sau: Gạch xi măng cốt liệu (XMCL), gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông bọt (gạch nhẹ), gạch khác (đá ong, đất hóa đá...)... Sản phẩm trong Dự án này là Gạch xi măng cốt liệu (XMCL).
Gạch không nung GKNXMCL là một phát minh xanh trong lĩnh vực xây dựng nhằm thay thế công nghệ truyền thống lạc hậu để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác công nghệ này còn mang lại rất nhiều tính năng ưu việt do đó đã được các nước sử dụng hàng trăm năm qua để thay thế hoàn toàn công nghệ cũ trên khắp thế giới.
Nguyên liệu sản xuất GKNXMCL là xi măng và mạt đá không sử dụng tài nguyên đất sét ruộng. Để sản xuất ra 40 tỷ viên gạch đất sét nung theo nhu cầu từ nay đến năm 2020 ước tính phải tiêu tốn 600 triệu m3 đất sét, tương đương 30.000 ha đất canh tác, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực của Việt Nam.
Quá trình sản xuất GKNXMCL giảm thiểu tiêu thụ năng lượng 70 – 80% so với sản xuất gạch đất sét nung; viên gạch không nung XMCL không dùng than củi để nung gạch nên cũng không thải các khí COx, SOx, NOx độc hại gây ô nhiễm môi trường.
* Một số thông số kỹ thuật của viên gạch không nung XMCL 2 lỗ 210x100x60
Viên gạch nặng: 2.6kg.
Cường độ nén > 5Mpa
Độ hút nước TB: 8%
5- Tính cấp thiết, khả thi và hiệu quả của dự án:
5.1. Tính cấp thiết và khả thi:
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng của Việt Nam, nhu cầu vật liệu xây 2015 đạt 26 tỷ viên/năm- và kế hoạch phát triển vật liệu xây vào năm 2030 đạt 30 tỷ viên/năm. Sản lượng gạch tiêu thụ trong thị trường năm 2000, vào khoảng 19 tỷ viên/năm. Năm 2005 khoảng 21 tỷ viên trên năm, năm 2008 khoảng 22 tỷ viên trên năm. Năm 2014 khoảng 25 tỷ viên. Trong đó gạch nung chiếm 70%, như vậy nhu cầu sử dụng gạch không nung sẽ phát triển cao để thay thế gạch nung.
Hiện tại các nhà máy sản xuất gạch nung theo kiểu truyền thống, nhà máy sản xuất gạch Tuynel trong nước đã bắt đầu chuyển hướng sang mô hình sản xuất gạch không nung. Bởi vì gạch không nung không gây ô nhiễm môi trường, chất lượng cao, công suất sản xuất cao, chi phí nhân công, giá thành thấp so với sản phẩm cùng loại.
Theo chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất sử dụng gạch đất sét nung. Cụ thể các công trình sử dụng vốn nhà nước như: Trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học... bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung. Vật liệu xây không nung tối thiểu phải đạt 30% trong tổng số vật liệu xây. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các địa phương tiếp tục xây dựng lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Theo thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng như sau:
- Các công trình xây dựng được đầu tư vào nguồn vốn nhà nước, theo quy định hiện hành, bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình.
- Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung, sau năm 2015 phải sử dụng 100%.
5.2.Tính mới, ưu điểm của sản phẩm:
a. Ưu điểm của gạch không nung XMCL
Sản phẩm viên gạch XMCL có hình dạng phong phú hơn các mẫu gạch đất sét nung truyền thống và có kích thước lớn - nhỏ tùy theo yêu cầu thiết kế, kích thước mỗi viên đồng đều chính xác, vận chuyển thuận tiện, giúp người thợ xây nhanh, tăng năng suất lao động từ 3-6 lần so với gạch đất sét nung, rút ngắn tiến độ thi công công trình. Sản phẩm gạch không nung nói cách khác chính là bước đột phá trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng.
Viên gạch không nung XMCL có dạng khối Block do nguyên công ép rung tạo hình và đóng rắn tự nhiên, cường độ kháng nén cao, bề mặt nhẵn, do đó sử dụng vữa xây, trát rất ít, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành xây dựng, tuổi thọ công trình cao, chịu đựng tốt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Tính năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. Vào mùa hè giảm truyền nhiệt từ bên ngoài vào, mùa đông giảm tổn thất nhiệt trong nhà, vì thế căn nhà bạn sẽ mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, tiết kiệm năng lượng.
Quy trình sản xuất tự động hóa cao, môi trường lao động an toàn, không có hiện tượng cháy lò khi nhiệt độ ngoài trời quá cao như sản xuất gạch nung truyền thống.
Gạch không nung XMCL là vật liệu xây dựng các công trình xanh, thân thiện môi trường sinh thái. Qua phân tích so sánh tính ưu việt của vật liệu xây dựng không nung so với gạch đất sét nung cho thấy việc phát triển đầu tư sản xuất và sử dụng gạch không nung XMCL là xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại, bền vững.
b. Lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm:
Hiện tại nhu cầu sản xuất gạch không nung tại các tỉnh trong toàn quốc tăng cao. Nhu cầu tăng trưởng sản lượng hàng năm dựa trên cơ sở mức tăng trưởng tiêu thụ sản lượng gạch, đồng thời dự báo chiến lược xây dựng phát triển nhà quốc gia và các công trình xây dựng nhà nước từ năm 2014 đến năm 2021. Mức cung gạch không nung chỉ bằng 7% so nhu cầu sử dụng gạch cả nước. Theo quyết định phê duyệt tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, số 1469/QĐ-TTg, ngày 22/8/2014 của Thủ tướng chính phủ, tiếp tục đầu tư phát triển ngành vật liệu xây không nung đạt 6 tỷ viên trong năm 2015, trong giai đoạn 2015-2020 mở rộng các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung có công suất thiết kế phải đạt 13 tỷ viên.
Bảng 1: Dự báo nhu cầu Gạch không nung giai đoạn 2016 – 2021
(Nguồn: Báo cáo thường niên Bộ Xây dựng)
Năm |
2016 (tỷ viên) |
2017 (tỷ viên) |
2018 (tỷ viên) |
2019 (tỷ viên) |
2020 (tỷ viên) |
2021 (tỷ viên) |
Sản lượng gạch/năm |
4.0 |
4.5 |
5.1 |
5.7 |
5.9 |
6.3 |
c. Khả năng thành công của dự án:
Hiện nay chúng tôi đã có nhiều đơn hàng tại các thị trường trong và ngoài tỉnh; Đồng thời chúng tôi đã ký Hợp đồng kinh tế mua bán máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ với đối tác là Công ty CP sản xuất công nghệ Việt Nhật.
Đã có nhiều công ty tại các tỉnh lắp đặt các dây chuyền công nghệ sản xuất gạch không nung chất lượng cao của công ty Việt Nhật, kết quả dây chuyền hoạt động rất tốt. Sản phẩm gạch đạt chất lượng cao.
Công ty Việt Nhật đã hoàn thành chuyển giao công nghệ cho hơn 20 nhà máy sản xuất gạch không nung. Tuy nhiên sản lượng sản xuất gạch của các nhà máy hiện tại ở trong nước rất nhỏ, khoảng 100 triệu viên trên năm. Do đó mục tiêu của các nhà sản xuất là tiến hành mở rộng phát triển thêm các nhà máy sản xuất gạch không nung công suất lớn đáp ứng được nhu cầu 1 tỷ viên trên năm.
d. Khả năng nhân rộng ứng dụng khoa học công nghệ của dự án:
Với công nghệ sản xuất không quá phức tạp; nguồn nguyên nhiên vật liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn lại là ngành nghề được nhà nước khuyến khích hỗ trợ đầu tư, nên khả năng nhân rộng của Dự án là rất lớn.
e. Năng lực thực hiên dự án của Chủ đầu tư:
Hiện tại chúng tôi đã hoàn thành xong nhà xưởng và cơ sở sản xuất. Đã đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lao động trực tiếp đủ trình độ quản lý và sản xuất.
6. Mục tiêu của dự án:
- Công ty đầu tư mới một dây truyền sản xuất gạch không nung để mở rộng sản xuất, trên diện tích 1500m2, nhà máy này đặt tại ....................
- Công suất nhà máy hàng năm sử dụng trên 20.400 tấn nguyên liệu các loại, cho ra khoảng từ 10 đến 15 triệu viên gạch không nung.
- Số lượng công nhân: 15 công nhân.
- Tổng diện tích nhà máy: 10.500m2
- Diện tích xây dựng: 800m2
- Số lượng công nhân hiện có: 5 công nhân sẽ tăng lên sau khi đầu tư là 15 nhân viên.
- Doanh thu: khoảng từ 10 đến 12 tỷ đồng/năm
- Lợi nhuận: 1,5 đến 2 tỷ/năm.
- Lương bình quân: 4 đến 5 triệu đồng/tháng.
- Nộp ngân sách 1 đến 2 tỷ đồng/năm.
7. Nội dung hoạt động của Dây truyền
7.1. Quy trình công nghệ
Công nghệ khoáng tổng hợp là một quy trình sản xuất không qua nung sấy. Sản phẩm sớm đạt cường độ cao, trong vòng 5-7 ngày có thể sử dụng.
Với các nguyên liệu gồm cát hay đá mi bụi + xi măng + nước đạt độ cứng nhanh.
Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất gạch không nung XMCL như sau:
Xi măng + Khoáng sillic + Nước => Ép định hình trong khuôn => Bảo dưỡng+ đóng gói
7.1.1Chuẩn bị nguyên liệu
a) Xi măng: nên dùng xi măng PCB40, nếu dùng PCB30 phải tăng khối lượng xi măng trong cấp phối, cụ thể dùng xi măng bao hoặc xá (bơm lên si-lô);
b) Khoáng silic (chỉ cần 1 loại hoặc có thể kết hợp): đá mi bụi hay cát mịn, xỉ than...;
7.1.2. Quy trình sản xuất
Bước 1: Cấp liệu
1. Xi măng bao được cấp bằng tay hoặc cân tự động từ silo vào vít tải hoặc máy trộn;
2. Khoáng silic: cấp bằng tay hoặc phễu cân vào gàu tải;
3. Nước: Nước được định lượng bằng cách cân; sao đó đổ từ từ vào máy trộn. Lượng nước cho một mẻ khoảng 20 lít.
Bước 2: Trộn nguyên liệu bán khô
Khoáng silic và xi măng được cấp vào máy trộn và được trộn khô. Sau khi nguyên liệu khô đã được trộn đều, tiếp tục cấp nước đã trộn vào, trộn thêm một thời gian sao cho đạt độ ẩm đồng đều toàn khối nguyên liệu.
Bước 3: Cấp liệu đến máy ép
Nguyên liệu trộn xong được cấp vào bể chứa liệu của máy ép thông qua băng tải;
Bước 4: Ép định hình viên gạch
Một lần ép là ........... viên, gồm các thao tác sau:
1. Nguyên liệu được cấp vào khuôn thông qua khay định lượng thể tích, cấp 1 lần nhiều lỗ khuôn trên khuôn;
2. Viên gạch sau khi được ép định hình trong khuôn từ chày bên trên khuôn, sẽ được ép ra khỏi khuôn từ chày đẩy bên dưới khuôn.
3. Hệ thống kẹp khí nén - màng cao su sẽ kẹp toàn bộ các viên gạch (đó được ép ra khỏi miệng khuôn) đưa ra khay chứa nằm chờ trên băng tải;
4. Mỗi khay chứa ................. sản phẩm trong 1 chu kỳ ép;
5. Các khay sẽ được công nhân xếp vào xe đẩy đưa đến khu vực dưỡng hộ.
Bước 5: Dưỡng hộ và đóng kiện
1. Viên gạch sau khi tháo khỏi khuôn 4 giờ sẽ được xếp chồng lên nhau đến 6 lớp.
2. Sau 24h từ khi tháo khỏi khuôn, có thể xếp thành khối hoặc đóng thành kiện 1m3 trên palet gỗ hoặc nhựa (có thể dùng công nhân vận chuyển – hoặc dùng máy đóng kiện tự động).
7.1.3. Giao hàng
Sản phẩm có thể chở trên xe giao hàng sau 4 ngày sản xuất và đưa vào xây dựng sau 5 - 7 ngày.
7.1.4. Xây dựng
Xây - trát (tô) gạch không nung XMCL bằng vữa thông thường như gạch đất sét nung.
7.2. Thiết bị: Bao gồm những máy chính sau đây:
Bảng 2. Danh mục dây truyền thiết bị
ĐV: Triệu đồng
SST |
Tên thiết bị |
Thông số kỹ thuật |
Số lượng |
Đơn giá (triệu đồng) |
Thành tiền (triệu đồng) |
1 |
Máy trộn nguyên liệu ( Xuất xứ Việt Nam) |
..... |
1 |
60 |
60 |
2 |
BĂNG TẢI ĐẦU VÀO ( Việt Nam) |
............... |
1 |
30 |
40 |
3 |
MÁY ÉP GẠCH ( Việt Nam) |
...................... |
1 |
2.975 |
1.200 |
4 |
BỘ NGUỒN THỦY LỰC (Nhà sản xuất: YUKEN) |
................... |
1 |
290 |
90 |
5 |
KHUÔN GẠCH ( Việt Nam) |
|
1 |
650 |
50 |
6 |
TỦ ĐIỀU KHIỂN ( Việt Nam) |
.......... |
1 |
135 |
85 |
7 |
MÁY NÉN KHÍ ( Fusheng Việt Nam) |
..................... |
1 |
35 |
15 |
8 |
BĂNG TẢI ĐẦU RA ( Việt Nam) |
......................... |
1 |
60 |
30 |
9 |
MÁY CẤP KHAY TỰ ĐỘNG ( Việt Nam) |
.................. |
1 |
40 |
30 |
TỔNG CỘNG |
1.600 |
||||
THUẾ GTGT |
160 |
||||
GIÁ T/TOÁN |
1.760 |
8. Phương diện tài chính của dự án:
(Chỉ tính riêng phần đầu tư mới, không tính cơ sở vật chất đã có)
- Tổng nhu cầu vốn của (Dây truyền đồng bộ): 1.760.000.000 đồng; trong đó:
+ Máy móc thiết bị: 1.600.000.000 đồng
+ Thuế VAT: 160.000.000 đồng
- Vốn tự có và huy động khác : 760.000.000 đồng
- Vốn xin vay của Quỹ PT KHCN là: 1.000.000.000 đồng
- Mục đích sử dụng vốn vay: Đầu tư mua máy móc, thiết bị của dây truyền ( Theo Bảng 1)
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA PHƯƠNG ÁN
Qua các kết quả hạch toán kinh tế, Dự án sản xuất có các số liệu tài chính như sau:
- Giá thành 1 sản phẩm ( GKNCLXM) tại dây truyền là 505 đồng/viên.
- Giá bán 1 sản phẩm tại dây truyền là: 950 đồng/viên.
- Sản lượng một tháng ( 1 ca sản xuất): 1.500.000 viên/tháng => 25.000.000 viên/năm
- Lợi nhuận dòng: 25.000.000 x ( 950 – 500) = 11.250.000.000 đồng
Với mức Tổng đầu tư của Phương án là 6.400.000.000 đ thì thời gian thu hồi vốn chỉ là nửa năm.
Thuyết minh chi tiết tại phần II – HẠCH TOÁN KINH TẾ
Loại gạch | Gạch đặc 60x100x210 | Gạch 4 lỗ 80x80x180 |
Trọng lượng 1 viên | 2.6 kg | 1.53 kg |
Trọng lượng 1 mẻ/48 viên | 124.8 kg | 45.90 kg |
Công suất 1 giờ | 5.760 viên | 2.700 viên |
Công suất 1 ca | 46.080 viên | 21.600 viên |
Công suất 2 ca | 92.160 viên | 43.200 viên |
Công suất năm (500 ca) | 23.040.000 viên | 10.800.000 viên |
Chi phí xi măng tỷ lệ 5%/viên (với giá 1.200đồng/kg) | 156 đồng/viên | 150 đồng/viên |
Chi phí mạt đá tỷ lệ 95%/viên (với giá 66 đồng/kg) | 163 đồng/viên | 91 đồng/viên |
Chi phí điện | 4 đồng/viên | 7 đồng/viên |
Chi phí nước | 1 đồng/viên | 1 đồng/viên |
Chi phí nhân công | 30 đồng/viên | 40 đồng/viên |
Khấu hao máy móc thiết bị | 50 đồng/viên | 100 đồng/viên |
Khấu hao nhà xưởng | 5 đồng/viên | 8 đồng/viên |
Tổng chi phí cho 1 viên gạch | 409 đồng/viên | 397 đồng/viên |
IV - KẾ HOẠCH VAY VỐN VÀ TRẢ NỢ QUỸ :
1. Kế hoạch vay vốn:
Công ty Cổ phần ..........đề nghị Hội đồng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ xem xét cho vay vốn để triển khai thực hiện, như sau:
- Số tiền đề nghị vay vốn: .... tỷ đồng
- Thời hạn vay: ...... năm
- Lãi suất vay vốn: Theo quy định của Hội đồng quản lý.
2.Kế hoạch trả nợ Quỹ:
Năm 1: ............. đồng
Năm 2: ................. đồng
Năm 3: ..................đồng
- Nguồn trả nợ của dự án: Từ doanh thu bán hàng hoá và lợi nhuận hoạt động của dự án
V - BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY:
- Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại Công ty và các biện pháp khác theo yêu cẩu của Quỹ và Ngân hàng, đảm bảo theo đúng quy định nhà nước.
(Có Photo giấy tờ tài sản thế chấp gửi kèm)
CHỦ ĐẦU TƯ XIN CAM KẾT:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.
- Trả gốc đầy đủ khi đến hạn.